Chi phí đảm bảo An toàn thông tin sẽ vượt quá 150 tỷ USD vào năm 2021

Chi phí đảm bảo An toàn thông tin sẽ vượt quá 150 tỷ USD vào năm 2021

Mới đây, Gartner - Công ty Tư vấn và Nghiên cứu thị trường số 1 thế giới đã đưa ra dự báo rằng: Chi phí cho quản trị rủi ro và an ninh mạng trên toàn cầu sẽ vượt quá ngưỡng 150 tỷ đô la vào năm 2021.

Tiềm năng phát triển ngành An toàn thông tin

Theo đó, so với cùng kỳ năm 2020, chi phí dành cho An toàn thông tin và những công nghệ, giải pháp phục vụ công tác quản trị rủi ro sẽ tăng mạnh, chuyên gia dự đoán con số tăng trưởng lên đến 12,4%, vượt quá 150 tỷ đô la vào năm 2021. So với mức tăng trưởng 6,4% của năm 2020, chi phí dành cho bảo mật năm 2021 được đánh giá là tăng vượt bậc.

Các chuyên gia phân tích từ Gartner cho rằng, mức tăng trưởng mạnh mẽ này là hệ quả của nhu cầu bảo mật thông tin liên tục được đẩy mạnh từ hoạt động làm việc từ xa (remote working) và cloud security.

Trong bối cảnh Cuộc Cách mạng Công nghệ lần thứ 4 được đẩy nhanh hơn bao giờ hết trong đại dịch COVID-19 toàn cầu, “các công ty phải vật lộn để đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng các công nghệ nền tảng, điện toán đám mây SaaS (Software-as-a-Service) – ý kiến bởi Lawence Pingree – Phó Chủ tịch phụ trách nghiên cứu tại Gartner. Chuyên gia cũng tiếp tục nhận xét rằng: “Với tầm nhìn phát triển, chúng tôi nhận thấy dấu hiệu sớm của sự bùng nổ công nghệ tự động hóa, những áp dụng công nghệ đột phá như học máy (machine learning), trí tuệ nhân tạo (AI) trong cuộc chiến với tin tặc. Để đảm bảo an toàn thông tin trong thời điểm hiện tại và tương lai, các tổ chức cần không ngừng phát triển, chuẩn hóa quy trình giám sát, phát hiện và ứng cứu đối với các rủi ro trên không gian mạng”.

An toàn thông tin - đầu tư hay phí tổn?

Trong Gartner 2021 CIO Agenda Survey, Cybersecurity là một trong những khoản chi lớn nhất, được ưu tiên hàng đầu trong vận hành doanh nghiệp tại thời kỳ 4.0 hiện nay. Dù thuộc nhóm “expense” – chi tiêu, phí tổn; Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển đổi số toàn cầu, Cybersecurity được xem như khoản đầu tư (investment) cần có, thậm chí bắt buộc phải có của của doanh nghiệp, tổ chức tiên tiến. Tuy không trực tiếp mang lại lợi nhuận, nhưng Cybersecurity giúp doanh nghiệp bảo vệ hàng triệu đô la, thậm chí sự sống còn của tổ chức trước rủi ro lớn từ các cuộc tấn công mạng.

Theo đó, các dịch vụ an toàn thông tin bao gồm tư vấn, bảo vệ phần cứng, Managed Security Service (MSS) và Security Operation Center (SOC) được dự đoán chiếm tỷ trọng áp đảo (72,5%) trong tổng cơ cấu chi phí cho dịch vụ ATTT nói chung (Bảng 1). Bên cạnh đó, dịch vụ không thể không kể đến là Cloud Security – dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại có tốc độ phát triển mạnh mẽ, tiềm năng nhất, điển hình là Cloud Access Security Brokers (CASB).

Tiềm năng phát triển cho những giải pháp tích hợp trong công tác quản trị rủi ro

Tích hợp công nghệ trong các giải pháp quản lý rủi ro - Integrated Risk Management (IRM) Technology tăng trưởng đột phá từ nhu cầu đảm bảo ATTT, giữ vững hiệu quả vận hành tổ chức trong thời kỳ khủng hoảng do dịch bệnh.

“Sự ra đời của các phần mềm mới từ nhu cầu ngắn hạn, trung hạn của các tổ chức trong công tác đảm bảo vận hành trong giai đoạn dịch bệnh đã gây ra những “third-party risk” – rủi ro mất ATTT khi sử dụng phần mềm của bên thứ ba. Các cuộc tấn công chuỗi cung ứng (supply chain attack) gần đây đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh buộc các tổ chức phải thận trọng và nâng cao năng lực phòng thủ trên không gian mạng” – John A. Wheeler Giám đốc nghiên cứu cấp cao tại Gartner.

Nguồn: Gartner